Đầu tư mạo hiểm vào các công ty logistics đạt đỉnh mới với hơn 75 triệu USD

(DNTO) – Các công ty logistics đang trở lại thị trường sau giai đoạn đại dịch, với sự phát triển bền vững cùng tốc độ tăng trưởng kép từ 12%-15%, tạo nên sức hấp dẫn với các nhà đầu tư mạo hiểm.
Nền tảng gọi xe – giao hàng Be gọi được 60 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche, là thương vụ huy động vốn mạo hiểm lớn nhất trong lĩnh vực logistics năm qua. Ảnh: T.L.
Nền tảng gọi xe – giao hàng Be gọi được 60 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche, là thương vụ huy động vốn mạo hiểm lớn nhất trong lĩnh vực logistics năm qua. Ảnh: T.L.
Trong khoảng thời gian 5 năm qua, tổng số tiền huy động thành công của các công ty logistics đã đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 102%. Đặc biệt, năm 2022, nguồn vốn đổ vào các công ty logistics Việt Nam đã lập kỷ lục mới với 75,4 triệu USD, so với mức 2 triệu USD năm 2021 và 4,6 triệu USD năm 2018 (theo báo cáo của Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans).

Dự báo lạc quan cho toàn thị trường cũng được thể hiện qua sự tăng trưởng của giá trị giao dịch trung bình. Vào năm 2020 và 2021, các nền tảng giao hàng chặng cuối theo yêu cầu là mô hình nhận được giá trị tài trợ lớn nhất do nhu cầu tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, đến năm 2022, số vốn huy động được chủ yếu dành cho thị trường vận tải hàng hóa đường bộ, nền tảng kho bãi và thực hiện thương mại điện tử.

Một số thương vụ nổi bật trong năm qua như nền tảng gọi xe – giao hàng Be gọi được 60 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche; startup cung cấp giải pháp hậu cần kho vận Boxme nhận được 6,4 triệu USD từ quỹ đầu tư công nghệ của NextTech Group và NganLuong.vn; hay startup cung cấp dịch vụ kho bãi Wareflex huy động được 785.000 USD từ quỹ mạo hiểm Genesia Ventures và Antler.

Theo phân tích của Nextrans, hiện tại, mô hình phổ biến được vận hành tại thị trường Việt Nam là “mô hình đẩy” tập trung vào việc lưu trữ hàng hóa và bắt đầu tìm cách đẩy hàng hóa đến tay người tiêu dùng sau đó.

Các giao dịch được thực hiện vào năm 2022 cho thấy khẩu vị của các nhà đầu tư mạo hiểm thay đổi. Các “cá mập” chú ý nhiều hơn đến khả năng hiển thị chuỗi cung ứng, hậu cần thương mại điện tử và giao hàng. Họ quan tâm đến thị trường các công ty vận tải đường bộ và các giải pháp công nghệ đang thúc đẩy nhu cầu của thị trường.

“Thông thường các công ty cung ứng phải dự trữ đủ hàng để phục vụ cho 2-3 tháng bán hàng tiếp theo. Do đó, các công ty logistics tầm trung có chi phí kho bãi, vận hành và quản lý cao hơn, chiếm tỷ trọng đáng kể hơn (45%) so với các chi phí vận tải và dịch vụ khác”, báo cáo Nextrans cho biết.

Sự tăng trưởng kinh tế và ngoại thương trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics, tạo cơ hội cho nhiều startup và nhà đầu tư. Ảnh: T.L.
Sự tăng trưởng kinh tế và ngoại thương trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics, tạo cơ hội cho nhiều startup và nhà đầu tư. Ảnh: T.L.
Tuy nhiên, theo Nextrans, dù bối cảnh khởi nghiệp được dự đoán sẽ trở nên khó khăn hơn trong những năm tới, như g các nhà đầu tư và người sáng lập có thể hưởng lợi từ việc được thông báo về các xu hướng của ngành.

“Các chuyên gia dự đoán, dù tình trạng thiếu tài xế có thể vẫn tiếp diễn, nhưng công suất và tình trạng tắc nghẽn sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch và chi phí hàng không và đường biển sẽ giảm. Thương mại điện tử cũng có thể sẽ phát triển chậm hơn. Sự ‘thèm ăn’ của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này.

Tuy nhiên cơ hội vẫn còn cho các công ty khởi nghiệp. Bởi trong tất cả các phân ngành, tự động hóa đang trở nên quan trọng và thiết thực hơn, đồng thời rõ ràng có một sự thúc đẩy để khử cacbon nhanh hơn. Các công ty khởi nghiệp sẽ tiếp tục là lực lượng chính trong việc thúc đẩy đổi mới trong các thủ tục liên quan đến chặng đường cuối cùng, kho bãi hoặc quản lý vận tải nói chung”, Nextrans nhận định.

Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành một ngôi sao đang lên trong mạng lưới chuỗi cung ứngTrong vòng 10 năm tới, theo Fitch Solution, kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,0%/năm đến năm 2031.

Động lực chính của việc mở rộng ngoại thương trong nước là sự tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới cùng với tốc độ toàn cầu hóa ngày càng nhanh. Người tiêu dùng thích mua các mặt hàng từ các trang web nước ngoài do những cân nhắc như thiếu sản phẩm ở thị trường nội địa, khả năng chi trả và chất lượng cao hơn. Do đó, khối lượng bưu kiện quốc tế được nhập khẩu tăng dẫn đến sự gia tăng các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới, từ đó làm tăng nhu cầu về các dịch vụ giao hàng nhanh trong nước.

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực cũng tạo ra những lợi ích thiết thực mà EVFTA là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, Việt Nam cũng nỗ lực cải thiện năng suất và cơ sở hạ tầng khi định vị mình là một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *